
BIỆN PHÁP
…
1. Phục hồi sau thu hoạch.

Thời điểm: tháng 7-9 dương lịch khu vực Đăk Lăk (tùy thời tiết từng khu vực).

Thực hiện: Cắt bỏ tỉa cành tăm cành khô bệnh, xới xáo, dọn vườn.

Bổ sung vôi, lân (trong quá trình nuôi trái đã bón quá nhiều phân có hàm lượng kali lân khó tiêu, các gốc axit tự do trong đất nhiều nên cần bón vôi lân để xử lý và nâng PH đất).

Bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi như: azospirillum lipoferum, psendomonas spp, bacillus megategium,… để cải tạo đất và kháng bệnh được lâu dài.

Kết hợp xử lý tuyến trùng rễ, chuẩn bị 1 bộ rễ khỏe không bệnh cho các cơi đọt phục hồi sắp tới diễn ra mạnh mẽ.

Phun rửa vườn sau khi đã cắt tỉa xong cành bệnh khô hoặc cành tăm nhiều nấm bệnh. Phun thuốc gốc đồng vì chủ yếu diệt trừ nấm tảo, nấm đồng tiền, rong rêu, tảo đỏ (Coc85 , Cu Delta, Champion, ..vv..).

Bón phân hữu cơ: Phân vi sinh, phân chuồng hoai mục, phân nở,..

Sau khj bón phân hữu cơ được 7-10 ngày ta cho đổ gốc đạm cá, amino kết hợp với humic hoặc fulvic (nếu có thể kết hợp men vi sinh xử lý tuyến trùng và tricoderma). Vừa kích thích rễ, thân cành lá phát triển mạnh mẽ vừa kháng nấm bệnh.
…
2. Xử lý cơi ngọn, chuẩn bị vụ mới.

Khi ra cơi đọt non, xuất hiện mũi giáo: Phun thuốc trừ rầy (Dovasin,dantotsu hoặc Clodin …vv) + các phân bón dạng hữu cơ dễ tiêu dễ hấp thụ như tảo biển hoặc hữu cơ dạng dung dịch trên 22% chiết xuất từ thiên nhiên. (ƯU TIÊN giảm stress cây cân bằng điều hòa sinh trưởng, giải phóng cacbon và ethylen trong cây sau mang quả).

Khi lá mở (sau phun lần đầu 15-20 ngày) ta nên phun PROFARM N20 hoặc 19-19-19 MOCHA kết hợp với PROFARM VL1+ Amino để lá dày căng bóng chống chịu gió và nấm bệnh.

Khi lá đã to dày lụa rồi nên phun kết hợp Fulvic hoặc Humic Mỹ kết hợp với canxi hữu cơ (CABO Amino) để lá xanh bóng dày khỏe cứng cáp.

Tiếp tục kéo cơi lá thứ 2 hoặc 3 tùy vào tình hình thời tiết và độ sung của cây.
…
Trên đây là một số kỹ thuật chính. Tùy vào thời tiết từng địa phương và sức khỏe vườn cây mà phương pháp xử lý có thể thay đổi.